“Khách sạn thú cưng” cháy phòng
Anh Phạm Xuân Tài, chủ cửa hàng thú cưng ở quận 7, TPHCM chia sẻ, cơ sở trông giữ và chăm sóc vật nuôi của anh có 5 tầng, mỗi tầng có diện tích 50m2, vừa là nơi làm đẹp và nhận ký gửi “bọn nhỏ”.
“Những năm gần đây, dịch vụ trông giữ chó, mèo không chỉ sôi động vào dịp lễ mà các ngày thường vẫn… kha khákhách. Hiện nay, tỷ lệ “phòng khách sạn” khách đã đặt cho thú cưng được lấpđầy 60%. Thông thường, khách còn đặt phòng, mang vật nuôi gửi sát ngày nên dự kiến cơ sở sẽ kín chỗ trong ngày tới”, anh Tài cho biết.
Dịch vụ lưu giữ thú cưng tại cửa hàng của anh Tài có chi phí dao động từ 130.000-200.000 đồng/thú cưng/ngày. Phòng được bố trí máy lạnh 24/24.
Phòng nghỉ tại các khách sạn thú cưng được chia ra thành nhiều loại. Tùy theo vị trí đặt lồng hoặc độ rộng rãi, “sang chảnh” của căn phòng mà mức giá thành khác nhau.
Ngoài ra, những khách yêu cầu có phòng riêng, chế độ chăm sóc đặc biệt đối với thú cưng của mình, mức giá cũng khác. Đối với chó, mèo cỡ lớn, chiếm diện tích hơn, thì giá sẽ tăng thêm 50.000 đồng/thú cưng.
Tương tự anh Tài, chị Nguyễn Quỳnh Anh, chủ một “nhà trẻ” chó mèo, cho hay dịp lễ này được nghỉ 5 ngày nên nhiều gia đình đi du lịch hoặc về quê… Do đó, nhu cầu gửi giữ, lưu trú cho thú cưng tăng cao.
2 ngày trước nghỉ lễ, 80% “phòng khách sạn” tại cơ sở của chị Quỳnh Anh đã có khách đặt cọc, dự kiến ngày cuối trước khi chính thức nghỉ lễ là “cháy phòng”.
“Ở đây, giá lưu trú ngày thường 59.000-139.000 đồng/thú cưng/ngày. Giá lưu trú ngày lễ tăng lên mức 99.000-199.000/thú cưng/ngày. Cửa hàng có 3 hạng phòng. Mỗi phòng có sự khác nhau về chế độ dinh dưỡng, diện tích và các tiện ích như máy lọc nước, cát đậu nành, camera riêng,…”, chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Thu nhập cao phải dành tâm huyết tương ứngtrích dẫn từ Khe web trực tiếp
Theo các chủ cửa hàng, để mở một tiệm cung cấp dịch vụ và trực tiếp chăm sóc thú cưng, người làm phải có kiến thức, kinh nghiệm. Đặc biệt, dù là chủ hay thợ, phải có tình yêu động vật và đam mê mới thành công với nghề.
Anh Xuân Tài lưu ý, khi khởi nghiệp với nghề này, những người chưa có kinh nghiệm đều mắc sai lầm khi nhận chó, mèo có bệnh sẵn mà không biết, hậu quả dễ phải gánh tổn thất lớn.
Do đó, người làm trong nghề phải được trang bị kiến thức, kĩ năng một cách bài bản.
“Thực tế, tại cơ sở trông giữ, thú cưng xảy ra sự cố kịp cấp cứu thì may mắn, còn lỡ để vật nuôi chết thì cửa hàng phải giải thích chi tiết với khách hàng, công khai toàn bộ video, clip, để khách kiểm tra camera, công khai chế độ chăm sóc, giải phẫu.
Làm nghề này phải có tâm, sai thì mình nhận, đúng thì giải thích rõ và đồng cảm với khách hàng”, anh Tài đúc kết.
Hiện tại, cơ sở của anh Tài có 15 lao động, lương thưởng phụ thuộc vào trình độ, tay nghề, dao động từ 7-15 triệu đồng/tháng.
Chị Nguyễn Thị Bích (quận Gò Vấp, TPHCM) chia sẻ: “Dịp lễ này được nghỉ 5 ngày nên gia đình tôi về quê. Cả gia đình đi máy bay, không thể mang theo mèo. Được bạn bè giới thiệu nên tôi gửi mèo tại “khách sạn”. Thấy cơ sở vật chất và dịch vụ chăm sóc tốt, tôi cũng khá an tâm về “bé cưng” nhà mình”.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Hùng (quận 3, TPHCM) cho hay, đợt vừa qua, vì không đặt được “phòng khách sạn”, anh buộc phải mang 2 chú cún về quê. Đi đường xa, thấy bọn nhỏ mệt đờ, anh lo mãi.
“Lễ này, gia đình tôi đi du lịch, không thể mang cún theo. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi đã đặt “phòng” trước cả tuần cho 2 cúntrích dẫn từ Khe web trực tiếp. Tôi gửi bọn nhỏ 6 ngày, giá trọn gói 3 triệu đồng.
Dù phải chi một khoản tiền tương đối nhưng ở đây, bọn nhỏ được ăn ngon, ở phòng xịn và có người chăm sóc nên gia đình rất yên tâm”, anh Hùng bộc bạch.
Võ Liên